Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng tại nhà

Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng tại nhà 1

Có rất nhiều phương pháp giảm đau trĩ mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà một cách dễ dàng. Nếu như bạn gặp biểu hiện đau búi trĩ thì có thể áp dụng những mẹo giảm đau đơn giản này và sắp xếp thời gian đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn biện pháp phù hợp. Những mẹo giảm đau trĩ tại nhà này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng điều trị bệnh triệt để.

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến với tỉ lệ mắc cao. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh trĩ có thể kể đến như: ít vận động, thường xuyên ăn nhiều đồ ăn có nhiều chất dầu mỡ, táo bón, thường xuyên nhịn đi đại tiện… khiến vùng hậu môn bị gia tăng áp lực gây nên triệu chứng đau nhức.

Để giảm đau búi trĩ không quá phức tạp, tuy nhiên những cách giảm đau trĩ này thường chỉ có hiệu quả tức thời. Chính vì thế, bạn hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đồng thời có những biện pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, dứt điểm.

Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng tại nhà

Nếu bạn thấy mình đang phải vật lộn với bệnh trĩ gây đau đớn hoặc khó chịu, hãy thử sáu phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể giúp giảm bớt phần nào.

1. Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngồi trong bồn tắm đầy nước ấm là một phương pháp điều trị tại nhà đã được thử nghiệm. Nước ấm có tác dụng làm sạch, làm dịu các mô hậu môn, tăng cường lưu thông máu giúp giảm sưng, đau và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Nếu không phải là lựa chọn ngâm mình trong bồn tắm thì bạn nên sử dụng một chiếc khăn ngâm nước ấm hoặc một miếng đệm sưởi chườm ấm vào khu vực hậu môn cũng giúp giảm triệu chứng sưng, đau nhanh chóng.

Để tăng thêm hiệu quả bạn nên cho thêm chút muối để tăng tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Ngâm hậu môn trong nước muối ấm vừa giúp làm giảm cơn đau vừa giúp làm giảm cơ vòng ở hậu môn và thu nhỏ búi trĩ. Bạn đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho ra thau và thêm 3 thìa muối, để nước nguội bớt và cho thêm nước lạnh đến khi nhiệt độ nước ấm và ngâm đến khi nước nguội hoàn toàn. Bạn có thể xả nước ấm ra chậu hoặc dùng bồn tắm rồi ngâm mình vào đó khoảng 15 – 20 phút.

1. Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm 1

Để ngâm nước ấm đúng cách khi đang điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một số bước sau đây:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước.
  • Nước sau khi đun thì thêm chút nước lạnh cho nước còn ấm thì hòa thêm vào một lượng muối vào chậu tắm sau đó hòa tan từ từ cho muối tan hết.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trước khi ngâm và lau khô với khăn mềm.
  • Ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút hoặc đến khi nước nguội lại để giảm các triệu chứng đau.
  • Có thể thực hiện ngâm hậu môn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp dễ chịu hơn

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh đang có tác dụng giảm đau, sưng nóng, ngứa ngáy và giúp các mạch máu ở vùng hậu môn co lại. Mạch máu co lại sẽ giúp cho lượng máu tuần hoàn về cơ quan này sẽ giảm đi đáng kể, nhờ đó giúp giảm các triệu chứng đau nhức ở búi trĩ và làm giảm hiện tượng sung huyết.

Ngoài ra, chườm đá lạnh vào búi trĩ còn có tác dụng sát trùng nhẹ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm. Để mang lại tác dụng hạn chế viêm nhiễm bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lau khô bằng khăn bông mềm trước khi thực hiện biện pháp này. Mỗi lần bạn có thể chườm lạnh từ 15 – 30 phút để giảm sưng búi trĩ và hạn chế mức độ cơn đau.

Đối với những trường hợp búi trĩ phát triển to, gây đau đớn nhiều thì đây có thể là phương pháp giúp giảm cơn đau nhanh chóng vô cùng hiệu quả. Lưu ý, bạn cần bọc đá bên trong một miếng vải hoặc khăn giấy để chườm lên búi trĩ chứ không được chườm trực tiếp đá lên búi trĩ.

Tương tự như chườm ấm, ngâm hậu môn trong nước ấm thì chườm lạnh cũng chỉ là cách giảm đau trĩ tạm thời, giúp cho người bệnh giảm ngay những cơn đau rát khó chịu. Song song với phương pháp này bạn cần chú ý phối hợp với các biện pháp điều trị từ bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

3. Không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, khiêng nặng

3. Không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, khiêng nặng 1

Rặn quá sức khi đi đại tiện là hành động luôn được các chuyên gia khuyến nghị không nên đối với tất cả mọi người và đặc biệt là những người bệnh trĩ. Bởi với người bình thường, rặn mạnh không chỉ khiến cho vùng hậu môn dễ bị đau, tăng nguy cơ trĩ, nứt kẽ hậu môn, khiến cho cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Còn với những người mắc bệnh trĩ, mỗi lần rặn mạnh sẽ làm cho phần búi trĩ lòi ra hậu môn nhiều hơn. Đặc biệt, khi bị trĩ, nếu bạn thực hiện hành động rặn mạnh sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh dễ tiến triển nặng hơn, vùng hậu môn bị đau rát hơn, các tĩnh mạch cũng bị trương căng hơn.

Tóm lại, cả người bệnh trĩ và những người không mắc bệnh trĩ đều không nên rặn quá mạnh khi đi đại tiện. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa còn khuyến cáo những người mắc bệnh trĩ không nên nâng, bê vật nặng quá sức. Khi thực hiện hành động này sẽ tác động căng lên các cơ, vùng da hậu môn làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh trĩ. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên hạn chế nâng vật nặng trong khi đang điều trị bệnh trĩ mà nên nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh.

4. Xông búi trĩ

Xông hậu môn là một trong những phương pháp giảm đau búi trĩ được lưu truyền từ thời dân gian và được áp dụng từ rất lâu đời. Đa số cách giảm đau búi trĩ bằng phương pháp xông hậu môn đều được sử dụng bằng các nguyên liệu từ thảo mộc, cây cỏ từ thiên nhiên để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Một trong những loại thảo dược thường được sử dụng để xông hậu môn giúp giảm đau búi trĩ bao gồm: lá lốt, ngải cứu, cúc tần, bồ kết, lá sung…

+) Xông búi trĩ bằng lá trầu không

Đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn nên thực hiện biện pháp này vào buổi tối, sau khi đi vệ sinh. Lá trầu không hoạt chất phenolic mà lá trầu không được xem như một loại thuốc tự nhiên giúp giảm đau, có tác dụng sát trùng, tiêu sưng phù nề búi trĩ. Cách chữa đau búi trĩ bằng lá trầu không như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 10g hạt gấc, 10g lá trầu không, 10g bồ kết, 1 quả cau
  • Cách thực hiện: Hạt gấc, bồ kết, lá trầu không đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, bỏ tất cả hỗn hợp đã giã nát vào nồi chứa khoảng 3 lít nước rồi thêm 1 quả cau cắt nát và đun sôi trong khoảng 10 phút. Phần nước thu được dùng để xông hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn còn phần bã có thể sử dụng để đắp vào chỗ búi trĩ trong vòng 30 phút. Mỗi ngày thực hiện khoảng 1-2 lần để giảm các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

+) Xông búi trĩ bằng ngải cứu, cúc tần, nghệ…

4. Xông búi trĩ 1

– Chuẩn bị: Ngải cứu, bồ kết, cúc tần, lá sung mỗi thứ 1 nắm, 3-4 quả bồ kết, 1 nhánh nghệ

– Thực hiện

  • Sơ chế các vị thuốc tươi sau đó rửa sạch, lá sung bỏ cọng, bồ kết nấu thành 1 chén nước đặc
  • Cho các vị thuốc vào nồi và đem đun sôi khoảng 10 phút để các tinh dầu tan ra hết
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông
  • Cho phần nước thuốc vào chậu nhỏ, ngồi lên để xông hậu môn
  • Đến khi nước hết nóng, còn ấm thì có thể dùng nước để ngâm rửa hậu môn

5. Đắp búi trĩ bằng nguyên liệu tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên cũng là cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả, chi phí điều trị thấp. Tuy nhiên hiện tại những nguyên liệu này chưa được kiểm chứng bởi bác sĩ chuyên khoa và cần lưu ý vì có thể dễ bị nhiễm trùng.

  • Rau diếp cá có vị cay nhẹ, tính hàn, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp sát trùng và giảm đau. Bạn có thể dùng rau diếp cá để làm giảm sưng tấy mụn nhọt gây nên, hạn chế hiện tượng sung huyết xảy ra ở búi trĩ. Các thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá tươi để ráo nước, giã nát sau đó đắp lên búi trĩ trong vòng 20 phút rồi rửa sạch hậu môn với nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước rau diếp cá tươi để giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên búi trĩ.
  • Nghệ là loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhất là với hệ tiêu hóa. Thành phần curcumin trong nghệ không chỉ có tác dụng tiêu viêm mà còn thúc đẩy phục hồi các mao mạch bị tổn thương, ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, kháng khuẩn, sát trùng. Bạn chỉ cần rửa sạch 2 củ nghệ tươi, rồi giã nát và đắp lên vùng hậu môn, để trong vòng 15 đến 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.

6. Vệ sinh hậu môn đúng cách

Vệ sinh hậu môn đúng cách đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Giữ cho hậu môn sạch sẽ là một trong những cách giảm đau trĩ hiệu quả mà bệnh nhân cần phải ghi nhớ. Khi vệ sinh hậu môn, bạn cần chú ý một số lưu ý:

  • Không nên dùng giấy vệ sinh thông thường vì dễ gây trầy xước niêm mạc hậu môn, gây đau và khiến trĩ dễ tiến triển nặng hơn
  • Nên dùng nước sạch để vệ sinh hậu môn, cách này giúp làm sạch các chất bẩn mà không làm trầy xước hậu môn do cọ xát. Sau khi vệ sinh hậu môn bằng nước thì nên lâu lại nhẹ nhàng bằng khăn bông ẩm, mềm hoặc khăn ướt mềm
  • Vệ sinh ngay sau khi đi đại tiện và vệ sinh thêm ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ để tránh ngứa ngáy hậu môn gây khó chịu
  • Hạn chế vệ sinh hậu môn với xà phòng vì đây là thành phần dễ gây kích ứng mạnh và làm khô da
  • Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh hậu môn, có thể dùng nước ấm hoặc nước muối pha loãng
  • Thay quần lót ít nhất 2 lần, quần lót phải thoáng mát, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt

7. Dùng thuốc giảm đau búi trĩ

7. Dùng thuốc giảm đau búi trĩ 1

Đây cũng là cách được các chuyên gia y tế chỉ định sử dụng để giúp giảm thiểu những cơn đau do bệnh trĩ gây nên. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được chỉ định sử dụng, không nên tự ý sử dụng tránh gây nên những tác dụng không mong muốn.

Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh trĩ gây nên như:

  • Kem Preparation H: có tác dụng làm co mạch máu, búi trĩ teo lại và bớt đau
  • Trimebutin (Proctolog): tác dụng chống lại co thắt cơ vòng của hậu môn, giảm áp lực chèn ép các tổn thương khiến cơn đau nhanh chóng qua đi.
  • Dibucain: giúp ngăn chặn đầu mút các dây thần kinh cảm giác đau nhức ở hậu môn. Điều này sẽ chặn không phát tín hiệu ở hệ thần kinh trung ương và giúp bạn giảm đau.
  • Thuốc giảm đau đường uống như: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin
  • Thuốc kháng viêm: thường có tác dụng gián tiếp sau khi chỉ sử dụng khoảng 3 tiếng để giảm viêm, sưng búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: giảm tình trạng táo bón, căng tức khi phân đi qua hậu môn, ngăn tình trạng đau trĩ khi đi đại tiện.

Mỗi dạng thuốc này đều có những đặc tính, liều dùng và thời gian sử dụng. Do đó đối với những loại thuốc này, bạn không nên tự ý sử dụng nếu chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Lưu ý: Những phương pháp trên chỉ hỗ trợ giảm đau tạm thời cho bệnh trĩ chứ không thể khiến cho bệnh nhân hết hẳn đau đớn và cũng không có tác dụng điều trị căn nguyên bệnh trĩ.

Cách ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn

Ngoài những biện pháp khắc phục này, bạn nên mặc quần áo rộng rãi bằng vải cotton để không giữ độ ẩm trong khu vực, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thực hiện một vài thay đổi lối sống đơn giản khác cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ trong tương lai.

Tăng cường hấp thụ chất xơ

Tăng cường hấp thụ chất xơ 1

Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ, và cách tốt nhất để giảm thiểu vấn đề đó là tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn như rau xanh, rau giòn, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn tạo ra phân lỏng hơn để di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung ít nhất 25 đến 30 gam chất xơ trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, khoai lang, rau dền, đu đủ chín, khoai tây, các loại đậu, nấm,…

Giảm thiểu thực phẩm làm bệnh trầm trọng thêm

Bạn nên giảm thiểu các yếu tố chế độ ăn uống làm tăng độ axit của phân. Chúng bao gồm caffeine, sô cô la, thức ăn rất cay, trái cây họ cam quýt, nước trái cây, cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua. Những loại đồ ăn trong nhóm này có thể gây khó chịu khi chất thải của chúng được bài tiết ra ngoài, vì vậy việc loại bỏ chúng có thể giúp bạn bớt đau đớn khi đi đại tiện khi mắc bệnh trĩ.

Đồng thời cần hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật (trứng, thịt bò, mực, tôm,…). Hạn chế thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều gia vị và chế biến sẵn.

Uống nhiều nước

Bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày và có thể cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể bằng cách dùng nước ép từ trái cây, rau xanh,…

Thường xuyên tập thể dục

Thường xuyên đổ mồ hôi giúp đi tiêu đều đặn hơn và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày có thể tăng lưu thông máu và giảm hiện tượng ứ huyết ở búi trĩ. Ngoài ra vận động thường xuyên còn kích thích nhu động ruột và hạn chế nguy cơ táo bón.

Tránh căng thẳng

Husain nói rằng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh trĩ có triệu chứng nếu bạn “tránh căng. Nếu bạn đang di chuyển ruột và nó không xảy ra, ”đừng ép buộc. Dành một thời gian dài để cố gắng hút sạch phân của bạn có thể khiến bạn gặp phải vấn đề. Căng thẳng ít hơn và dọn dẹp chế độ ăn uống của bạn để phát triển đường ruột đều đặn hơn.

Giảm nhẹ tải trọng của bạn

Kiểm soát cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học. Cân nặng cao làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và an toàn nhất. Tuy nhiên, những cách này chỉ có tác dụng tạm thời không chữa trị, loại bỏ búi trĩ triệt để. Nếu bạn muốn chữa trị triệt để bệnh trĩ, có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia về hậu môn trực tràng theo số điện thoại:

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng tại nhà

Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng tại nhà 1

Có rất nhiều phương pháp giảm đau trĩ mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà một cách dễ dàng. Nếu như bạn gặp biểu hiện đau búi trĩ thì có thể áp dụng những mẹo giảm đau đơn giản này và sắp xếp thời gian đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn biện pháp phù hợp. Những mẹo giảm đau trĩ tại nhà này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng điều trị bệnh triệt để.

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến với tỉ lệ mắc cao. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh trĩ có thể kể đến như: ít vận động, thường xuyên ăn nhiều đồ ăn có nhiều chất dầu mỡ, táo bón, thường xuyên nhịn đi đại tiện… khiến vùng hậu môn bị gia tăng áp lực gây nên triệu chứng đau nhức.

Để giảm đau búi trĩ không quá phức tạp, tuy nhiên những cách giảm đau trĩ này thường chỉ có hiệu quả tức thời. Chính vì thế, bạn hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đồng thời có những biện pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, dứt điểm.

Mẹo giảm đau trĩ nhanh chóng tại nhà

Nếu bạn thấy mình đang phải vật lộn với bệnh trĩ gây đau đớn hoặc khó chịu, hãy thử sáu phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể giúp giảm bớt phần nào.

1. Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngồi trong bồn tắm đầy nước ấm là một phương pháp điều trị tại nhà đã được thử nghiệm. Nước ấm có tác dụng làm sạch, làm dịu các mô hậu môn, tăng cường lưu thông máu giúp giảm sưng, đau và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Nếu không phải là lựa chọn ngâm mình trong bồn tắm thì bạn nên sử dụng một chiếc khăn ngâm nước ấm hoặc một miếng đệm sưởi chườm ấm vào khu vực hậu môn cũng giúp giảm triệu chứng sưng, đau nhanh chóng.

Để tăng thêm hiệu quả bạn nên cho thêm chút muối để tăng tác dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Ngâm hậu môn trong nước muối ấm vừa giúp làm giảm cơn đau vừa giúp làm giảm cơ vòng ở hậu môn và thu nhỏ búi trĩ. Bạn đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho ra thau và thêm 3 thìa muối, để nước nguội bớt và cho thêm nước lạnh đến khi nhiệt độ nước ấm và ngâm đến khi nước nguội hoàn toàn. Bạn có thể xả nước ấm ra chậu hoặc dùng bồn tắm rồi ngâm mình vào đó khoảng 15 – 20 phút.

1. Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm 1

Để ngâm nước ấm đúng cách khi đang điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo một số bước sau đây:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước.
  • Nước sau khi đun thì thêm chút nước lạnh cho nước còn ấm thì hòa thêm vào một lượng muối vào chậu tắm sau đó hòa tan từ từ cho muối tan hết.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trước khi ngâm và lau khô với khăn mềm.
  • Ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút hoặc đến khi nước nguội lại để giảm các triệu chứng đau.
  • Có thể thực hiện ngâm hậu môn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp dễ chịu hơn

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh đang có tác dụng giảm đau, sưng nóng, ngứa ngáy và giúp các mạch máu ở vùng hậu môn co lại. Mạch máu co lại sẽ giúp cho lượng máu tuần hoàn về cơ quan này sẽ giảm đi đáng kể, nhờ đó giúp giảm các triệu chứng đau nhức ở búi trĩ và làm giảm hiện tượng sung huyết.

Ngoài ra, chườm đá lạnh vào búi trĩ còn có tác dụng sát trùng nhẹ, hỗ trợ giảm viêm nhiễm. Để mang lại tác dụng hạn chế viêm nhiễm bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lau khô bằng khăn bông mềm trước khi thực hiện biện pháp này. Mỗi lần bạn có thể chườm lạnh từ 15 – 30 phút để giảm sưng búi trĩ và hạn chế mức độ cơn đau.

Đối với những trường hợp búi trĩ phát triển to, gây đau đớn nhiều thì đây có thể là phương pháp giúp giảm cơn đau nhanh chóng vô cùng hiệu quả. Lưu ý, bạn cần bọc đá bên trong một miếng vải hoặc khăn giấy để chườm lên búi trĩ chứ không được chườm trực tiếp đá lên búi trĩ.

Tương tự như chườm ấm, ngâm hậu môn trong nước ấm thì chườm lạnh cũng chỉ là cách giảm đau trĩ tạm thời, giúp cho người bệnh giảm ngay những cơn đau rát khó chịu. Song song với phương pháp này bạn cần chú ý phối hợp với các biện pháp điều trị từ bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

3. Không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, khiêng nặng

3. Không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, khiêng nặng 1

Rặn quá sức khi đi đại tiện là hành động luôn được các chuyên gia khuyến nghị không nên đối với tất cả mọi người và đặc biệt là những người bệnh trĩ. Bởi với người bình thường, rặn mạnh không chỉ khiến cho vùng hậu môn dễ bị đau, tăng nguy cơ trĩ, nứt kẽ hậu môn, khiến cho cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Còn với những người mắc bệnh trĩ, mỗi lần rặn mạnh sẽ làm cho phần búi trĩ lòi ra hậu môn nhiều hơn. Đặc biệt, khi bị trĩ, nếu bạn thực hiện hành động rặn mạnh sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh dễ tiến triển nặng hơn, vùng hậu môn bị đau rát hơn, các tĩnh mạch cũng bị trương căng hơn.

Tóm lại, cả người bệnh trĩ và những người không mắc bệnh trĩ đều không nên rặn quá mạnh khi đi đại tiện. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa còn khuyến cáo những người mắc bệnh trĩ không nên nâng, bê vật nặng quá sức. Khi thực hiện hành động này sẽ tác động căng lên các cơ, vùng da hậu môn làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh trĩ. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên hạn chế nâng vật nặng trong khi đang điều trị bệnh trĩ mà nên nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh.

4. Xông búi trĩ

Xông hậu môn là một trong những phương pháp giảm đau búi trĩ được lưu truyền từ thời dân gian và được áp dụng từ rất lâu đời. Đa số cách giảm đau búi trĩ bằng phương pháp xông hậu môn đều được sử dụng bằng các nguyên liệu từ thảo mộc, cây cỏ từ thiên nhiên để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Một trong những loại thảo dược thường được sử dụng để xông hậu môn giúp giảm đau búi trĩ bao gồm: lá lốt, ngải cứu, cúc tần, bồ kết, lá sung…

+) Xông búi trĩ bằng lá trầu không

Đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn nên thực hiện biện pháp này vào buổi tối, sau khi đi vệ sinh. Lá trầu không hoạt chất phenolic mà lá trầu không được xem như một loại thuốc tự nhiên giúp giảm đau, có tác dụng sát trùng, tiêu sưng phù nề búi trĩ. Cách chữa đau búi trĩ bằng lá trầu không như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 10g hạt gấc, 10g lá trầu không, 10g bồ kết, 1 quả cau
  • Cách thực hiện: Hạt gấc, bồ kết, lá trầu không đem rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, bỏ tất cả hỗn hợp đã giã nát vào nồi chứa khoảng 3 lít nước rồi thêm 1 quả cau cắt nát và đun sôi trong khoảng 10 phút. Phần nước thu được dùng để xông hậu môn cho đến khi nước nguội hẳn còn phần bã có thể sử dụng để đắp vào chỗ búi trĩ trong vòng 30 phút. Mỗi ngày thực hiện khoảng 1-2 lần để giảm các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

+) Xông búi trĩ bằng ngải cứu, cúc tần, nghệ…

4. Xông búi trĩ 1

– Chuẩn bị: Ngải cứu, bồ kết, cúc tần, lá sung mỗi thứ 1 nắm, 3-4 quả bồ kết, 1 nhánh nghệ

– Thực hiện

  • Sơ chế các vị thuốc tươi sau đó rửa sạch, lá sung bỏ cọng, bồ kết nấu thành 1 chén nước đặc
  • Cho các vị thuốc vào nồi và đem đun sôi khoảng 10 phút để các tinh dầu tan ra hết
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi xông
  • Cho phần nước thuốc vào chậu nhỏ, ngồi lên để xông hậu môn
  • Đến khi nước hết nóng, còn ấm thì có thể dùng nước để ngâm rửa hậu môn

5. Đắp búi trĩ bằng nguyên liệu tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên cũng là cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả, chi phí điều trị thấp. Tuy nhiên hiện tại những nguyên liệu này chưa được kiểm chứng bởi bác sĩ chuyên khoa và cần lưu ý vì có thể dễ bị nhiễm trùng.

  • Rau diếp cá có vị cay nhẹ, tính hàn, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp sát trùng và giảm đau. Bạn có thể dùng rau diếp cá để làm giảm sưng tấy mụn nhọt gây nên, hạn chế hiện tượng sung huyết xảy ra ở búi trĩ. Các thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá tươi để ráo nước, giã nát sau đó đắp lên búi trĩ trong vòng 20 phút rồi rửa sạch hậu môn với nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước rau diếp cá tươi để giúp làm mềm phân và giảm áp lực lên búi trĩ.
  • Nghệ là loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhất là với hệ tiêu hóa. Thành phần curcumin trong nghệ không chỉ có tác dụng tiêu viêm mà còn thúc đẩy phục hồi các mao mạch bị tổn thương, ức chế các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, kháng khuẩn, sát trùng. Bạn chỉ cần rửa sạch 2 củ nghệ tươi, rồi giã nát và đắp lên vùng hậu môn, để trong vòng 15 đến 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.

6. Vệ sinh hậu môn đúng cách

Vệ sinh hậu môn đúng cách đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Giữ cho hậu môn sạch sẽ là một trong những cách giảm đau trĩ hiệu quả mà bệnh nhân cần phải ghi nhớ. Khi vệ sinh hậu môn, bạn cần chú ý một số lưu ý:

  • Không nên dùng giấy vệ sinh thông thường vì dễ gây trầy xước niêm mạc hậu môn, gây đau và khiến trĩ dễ tiến triển nặng hơn
  • Nên dùng nước sạch để vệ sinh hậu môn, cách này giúp làm sạch các chất bẩn mà không làm trầy xước hậu môn do cọ xát. Sau khi vệ sinh hậu môn bằng nước thì nên lâu lại nhẹ nhàng bằng khăn bông ẩm, mềm hoặc khăn ướt mềm
  • Vệ sinh ngay sau khi đi đại tiện và vệ sinh thêm ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ để tránh ngứa ngáy hậu môn gây khó chịu
  • Hạn chế vệ sinh hậu môn với xà phòng vì đây là thành phần dễ gây kích ứng mạnh và làm khô da
  • Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh hậu môn, có thể dùng nước ấm hoặc nước muối pha loãng
  • Thay quần lót ít nhất 2 lần, quần lót phải thoáng mát, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt

7. Dùng thuốc giảm đau búi trĩ

7. Dùng thuốc giảm đau búi trĩ 1

Đây cũng là cách được các chuyên gia y tế chỉ định sử dụng để giúp giảm thiểu những cơn đau do bệnh trĩ gây nên. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được chỉ định sử dụng, không nên tự ý sử dụng tránh gây nên những tác dụng không mong muốn.

Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh trĩ gây nên như:

  • Kem Preparation H: có tác dụng làm co mạch máu, búi trĩ teo lại và bớt đau
  • Trimebutin (Proctolog): tác dụng chống lại co thắt cơ vòng của hậu môn, giảm áp lực chèn ép các tổn thương khiến cơn đau nhanh chóng qua đi.
  • Dibucain: giúp ngăn chặn đầu mút các dây thần kinh cảm giác đau nhức ở hậu môn. Điều này sẽ chặn không phát tín hiệu ở hệ thần kinh trung ương và giúp bạn giảm đau.
  • Thuốc giảm đau đường uống như: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin
  • Thuốc kháng viêm: thường có tác dụng gián tiếp sau khi chỉ sử dụng khoảng 3 tiếng để giảm viêm, sưng búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: giảm tình trạng táo bón, căng tức khi phân đi qua hậu môn, ngăn tình trạng đau trĩ khi đi đại tiện.

Mỗi dạng thuốc này đều có những đặc tính, liều dùng và thời gian sử dụng. Do đó đối với những loại thuốc này, bạn không nên tự ý sử dụng nếu chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Lưu ý: Những phương pháp trên chỉ hỗ trợ giảm đau tạm thời cho bệnh trĩ chứ không thể khiến cho bệnh nhân hết hẳn đau đớn và cũng không có tác dụng điều trị căn nguyên bệnh trĩ.

Cách ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn

Ngoài những biện pháp khắc phục này, bạn nên mặc quần áo rộng rãi bằng vải cotton để không giữ độ ẩm trong khu vực, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thực hiện một vài thay đổi lối sống đơn giản khác cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ trong tương lai.

Tăng cường hấp thụ chất xơ

Tăng cường hấp thụ chất xơ 1

Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ, và cách tốt nhất để giảm thiểu vấn đề đó là tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn như rau xanh, rau giòn, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn tạo ra phân lỏng hơn để di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung ít nhất 25 đến 30 gam chất xơ trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, khoai lang, rau dền, đu đủ chín, khoai tây, các loại đậu, nấm,…

Giảm thiểu thực phẩm làm bệnh trầm trọng thêm

Bạn nên giảm thiểu các yếu tố chế độ ăn uống làm tăng độ axit của phân. Chúng bao gồm caffeine, sô cô la, thức ăn rất cay, trái cây họ cam quýt, nước trái cây, cà chua và các sản phẩm chế biến từ cà chua. Những loại đồ ăn trong nhóm này có thể gây khó chịu khi chất thải của chúng được bài tiết ra ngoài, vì vậy việc loại bỏ chúng có thể giúp bạn bớt đau đớn khi đi đại tiện khi mắc bệnh trĩ.

Đồng thời cần hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật (trứng, thịt bò, mực, tôm,…). Hạn chế thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều gia vị và chế biến sẵn.

Uống nhiều nước

Bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày và có thể cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể bằng cách dùng nước ép từ trái cây, rau xanh,…

Thường xuyên tập thể dục

Thường xuyên đổ mồ hôi giúp đi tiêu đều đặn hơn và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày có thể tăng lưu thông máu và giảm hiện tượng ứ huyết ở búi trĩ. Ngoài ra vận động thường xuyên còn kích thích nhu động ruột và hạn chế nguy cơ táo bón.

Tránh căng thẳng

Husain nói rằng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh trĩ có triệu chứng nếu bạn “tránh căng. Nếu bạn đang di chuyển ruột và nó không xảy ra, ”đừng ép buộc. Dành một thời gian dài để cố gắng hút sạch phân của bạn có thể khiến bạn gặp phải vấn đề. Căng thẳng ít hơn và dọn dẹp chế độ ăn uống của bạn để phát triển đường ruột đều đặn hơn.

Giảm nhẹ tải trọng của bạn

Kiểm soát cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học. Cân nặng cao làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số cách giảm sưng đau búi trĩ hiệu quả và an toàn nhất. Tuy nhiên, những cách này chỉ có tác dụng tạm thời không chữa trị, loại bỏ búi trĩ triệt để. Nếu bạn muốn chữa trị triệt để bệnh trĩ, có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia về hậu môn trực tràng theo số điện thoại:

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...