Chảy máu sau mổ trĩ và những điều cần biết
Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến hiện nay và không ít người phải thực hiện phẫu thuật trĩ để cải thiện bệnh. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân lại gặp phải tình trạng chảy máu sau mổ trĩ, gây lo lắng cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ là gì, tình trạng này có nguy hiểm không và bạn cần làm gì khi gặp hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểm ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
Khái quát về mổ trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra tại hậu môn – trực tràng, khá phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch quanh hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên chịu nhiều áp lực trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ.
Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, những búi trĩ vẫn có khả năng tự co lại được thì thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa và không cần can thiệp ngoại khoa. Còn với các trường hợp các búi trĩ đã phát triển quá cỡ và ảnh hưởng xấu đến thành mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phải phẫu thuật cắt trĩ. Cụ thể bệnh nhân cần mổ trĩ trong các trường hợp sau: trĩ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp và trĩ ngoại lớn gây ra chảy máu và đau đớn nhiều.
Mổ trĩ giúp loại bỏ hoàn toàn những búi trĩ tập trung ở khu vực trực tràng – hậu môn, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát, đồng thời cải thiện tức thời các triệu chứng khó chịu của trĩ như chảy máu và đau ngứa hậu môn.
Các phương pháp mổ trĩ được áp dụng hiện nay là: phẫu thuật cắt trĩ đóng, phẫu thuật cắt trĩ để mở, phẫu thuật cắt trĩ bằng kẹp, phẫu thuật thắt búi trĩ.
Xem thêm bài viết: Biến chứng thường gặp sau mổ trĩ
Nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ
Chảy máu sau mổ trĩ là một tình trạng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi đã phẫu thuật cắt trĩ. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ cụ thể là:
Biến chứng sau mổ
Chảy máu có thể là một biến chứng sau mổ trĩ do trong quá trình phẫu thuật, tình trạng bệnh trĩ vẫn chưa được giải quyết triệt để, vị trí búi trĩ đã cắt chưa được cầm máu tốt dẫn tới chảy máu sau mổ. Trong trường hợp này, hiện tượng chảy máu sau mổ trĩ thường xuất hiện sớm từ những này đầu sau mổ.
Do nhiễm trùng vết mổ
Sau phẫu thuật trĩ, vết mổ có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nếu bạn không vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Do nhiễm trùng, vết mổ có thể bị viêm dẫn tới sưng, đau và chảy máu sau mổ trĩ.
Không thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi sau mổ
Sau mổ trĩ người bệnh cần được nghỉ ngơi từ 2 tuần tới một tháng để phục hồi cơ thể, và làm lành tổn thương. Nếu lao động quá sớm sau mổ trĩ, đặc biệt là các công việc cần phải mang vác nặng, gây tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng, khiến vết mổ trĩ chưa lành bị nứt, rách gây chảy máu.
Thường xuyên táo bón
Thói quen ăn uống thiếu khoa học dẫn tới thường xuyên bị táo bón, phải rặn nhiều khi đi đại tiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu sau mổ trĩ. Phải rặn nhiều khi bị táo bón gây tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng, đống thời phân táo khi đi qua ống hậu môn có thể gây tổn thương lớp niêm mạc sau phẫu thuật gây chảy máu.
Xem đầy đủ bài viết: Táo bón đi ngoài ra máu tươi ăn gì cho nhanh khỏi?
Bệnh trĩ tái phát
Bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh trĩ tái phát sau khi mổ trĩ nếu không thực hiện phòng chống bệnh trĩ một cách nghiêm túc, khi các búi trĩ mới xuất hiện, phát triển lại tiếp tục gây ra các triệu chứng của bệnh, trong đó có chảy máu.
Bên cạnh đó, cơ địa của những người đã từng mắc bệnh trĩ thường rất dễ bị kích ứng hơn so với người bình thường khỏe mạnh. Do đó mà khả năng bệnh trĩ quay trở lại là rất cao.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh trĩ tái phát gây chảy máu thường xuất hiện muộn sau nhiều tháng mổ trĩ.
Chảy máu sau mổ trĩ có nguy hiểm không?
Bạn không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng chảy máu sau mổ trĩ. Đây là tình trạng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, cụ thể là:
- Gây thiếu máu: chảy máu sau mổ trĩ nếu không được điều trị, dẫn tới chảy máu kéo dài khiến cơ thể thiếu máu, người bệnh thường gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh,… nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong.
- Gây đau đớn: Việc tổn thương niêm mạc gây chảy máu, hay chảy máu do trĩ tái phát có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau đớn vùng hậu môn, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Nhiễm trùng vết thương: thường xuyên bị tổn thương, chảy máu có thể khiến vết mổ dễ bị nhiễm khuẩn, viêm và lâu lành hơn.
Chính vì thế, hiện tượng chảy máu sau mổ trĩ cần phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Cần làm gì khi chảy máu sau mổ trĩ
Chảy máu sau mổ trĩ là một tình trạng nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời để không dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy nên, nếu không may gặp phải trường hợp này, bạn nên thực hiện các điều sau:
- Ngay khi phát hiện tình trạng chảy máu sau mổ trĩ bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc điều trị. Cần đến gặp bắc sĩ chuyên khoa để được khám, tìm nguyên nhân và có biến pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi tốt, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều và không thực hiện các hoạt động mang vác nặng.
- Vệ sinh vùng hậu hậu môn thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài việc vệ sinh bằng nước ấm có thể dùng nước rau diếp cá, nước lá chè xanh… có khả năng diệt khuẩn hiệu quả hơn. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch bằng nước, không nên sử dụng giấy vệ sinh.
- Ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Tốt nhất nên ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp.
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước bằng nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và chất xơ.
- Tuyệt đối không được dùng rượu, bia và các chất kích thích, hạn chế dùng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Tham khảo bài viết: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ
Cách phòng chống chảy máu sau mổ trĩ
Chảy máu sau mổ trĩ là một biến chứng nguy hiểm và có thể gặp phải, vậy nên sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu.
Tái khám theo chỉ định để được theo dõi vết mổ
Việc tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ là một việc rất quan trọng sau khi mổ trĩ. Lúc này bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng vết mổ của bạn, phát hiện các hiện tượng bất thường như nhiễm trùng, viêm sưng hay phát hiện sớm bệnh trĩ nếu tái phát, để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt sau mổ trĩ
– Chế độ nghỉ ngơi:
Sau khi mổ trĩ, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 2 tuần tới một tháng để cơ thể được hồi phục và niêm mạc ống hậu môn có thời gian lành thương sau phẫu thuật. Không nên đứng quá lâu, ngồi nhiều, đặc biệt không làm các công việc mang vác nặng trong 1-2 tháng sau mổ trĩ, việc này làm tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng có thể gây nứt rách niêm mạc vùng phẫu thuật chưa lành hẳn.
– Đi đại tiện đúng cách:
Đồng thời người bệnh trĩ sau khi phẫu thuật, cần đi đại tiện ở tư thế đúng, hỗ trợ các cơ hậu môn, tránh rặn nhiều khi đi đại tiện. Bạn nên ngồi toilet ở tư thế sau:
- Không được đứng khom lưng và chống tay vào đùi khi đại tiện.
- Đặt hai tay lên đùi để nâng đỡ phần thân trên của bạn.
- Hai chân mở rộng để hông được rộng hơn.
- Nghiêng về phía trước để duy trì đường cong phía trong ở lưng dưới của bạn
- Có thể dùng một chiếc ghế kê chân lên cao khi đi toilet, để giúp việc đi tiêu được tự nhiên và dễ dàng.
Nên rửa sạch hậu môn bằng nước sau khi đi đại tiện, tránh dùng giấy vệ sinh có thể gây tổn thương niêm mạc gây chảy máu. Tốt nhất nên dùng nước ấm, hoặc các loại nước chè tươi, nước lá lốt,…
Tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày giúp cho khí huyết lưu thông, hỗ trợ tiêu hóa tốt tăng cường trao đổi chất trong cơ thể từ đó áp lực ở hậu môn cũng giảm đáng kể.
Chế độ ăn sau mổ trĩ
Trong tuần đầu sau mổ trĩ, người bệnh nên dùng các loại đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp dễ tiêu hóa. Sau đó có thể ăn các loại thức ăn bình thường, tuy nhiên chú ý ăn chậm nhai kỹ, tránh tình trạng đồ ăn khó tiêu gây táo bón.
Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ và vitamin như: rau mồng tơi, rau ngót, rau lang, mướp,… các loại ngũ cốc như yến mạch, óc chó, hạnh nhân,… hay các loại trái cây tươi. Chất xơ sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích nhu động ruột hoạt động từ đó tránh tình trạng táo bón, phân thải ra dễ dàng hơn giúp giảm áp lực lên ống hậu môn, tránh tổn thương niêm mạc sau mổ trĩ, hạn chế bệnh trĩ tái phát.
Không sử dụng các loại đồ ăn cay nóng nhiều ớt, hạt tiêu, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hay các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh vì dễ gây khó tiêu và làm kích thích lên niêm mạc hậu môn, trực tràng.
Xem chi tiết bài viết: Kiêng ăn gì sau mổ trĩ để nhanh khỏe
Cần kiêng làm gì sau mổ trĩ?
Ngoài lưu ý về chế độ ăn, người bệnh sau mổ trĩ cần chú ý kiêng làm một số việc sau:
- Trong 24 giờ sau mổ trĩ, người bệnh không nên đi lại để tránh gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ.
- Khoảng 2 tuần sau khi mổ trĩ, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để tránh gây tổn thương, viêm nhiễm vết mổ.
- Phải kiêng đạp xe và đi xe máy ít nhất 3 tuần sau khi mổ trĩ do gây tăng áp lực nên tĩnh mạch hậu môn.
- Tránh vận động mạnh, mang vác nặng gây tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, có thể khiến vết mổ bị nứt rách gây chảy máu.
Sử dụng Cotripro Gel ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát
Để lành lành nhanh vết thương sau mổ trĩ, đồng thời ngăn chặn bệnh trĩ tái phát gây chảy máu, Cotripro Gel chính là sản phẩm bạn không nên bỏ qua.
Cotripro Gel là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời với người mắc bệnh trĩ, giúp diệt khuẩn, chống viêm, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật. Cụ thể là:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc hậu môn sau mổ trĩ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành nhanh vết thương sau phẫu thuật.
- Hoạt chất Yomogin trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
Đặc biệt, Gel bôi thấm trực tiếp vào niêm mạc hậu môn do đó đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng. Đồng thời Cotripro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tạo tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Đây chắc chắn là sản phẩm bệnh nhân sau mổ trĩ không thể bỏ qua.
Lời kết:
Chảy máu sau mổ trĩ là một hiện tượng xảy ra với khá nhiều bệnh nhân sau khi mổ, bạn cần phải phát hiện sớm và xử trí ngay tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đồng thời để phòng biến chứng chảy máu sau mổ trĩ, người bệnh nên thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt sau mổ, để bảo vệ hiệu quả điều trị.
Tài liệu tham khảo:
- http://khamtri.vn/tinh-trang-chay-mau-sau-mo-tri-102128.html
- http://bacsytructuyen.com/bi-chay-mau-sau-khi-phau-thuat-tri-co-nguy-hiem-khong/
- https://benhtri193.com/di-ngoai-ra-mau-sau-cat-tri-hiem-hoa-cho-coi-thuong.html
Chảy máu sau mổ trĩ và những điều cần biết
Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến hiện nay và không ít người phải thực hiện phẫu thuật trĩ để cải thiện bệnh. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân lại gặp phải tình trạng chảy máu sau mổ trĩ, gây lo lắng cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ là gì, tình trạng này có nguy hiểm không và bạn cần làm gì khi gặp hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểm ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
Khái quát về mổ trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra tại hậu môn – trực tràng, khá phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch quanh hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên chịu nhiều áp lực trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ.
Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, những búi trĩ vẫn có khả năng tự co lại được thì thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa và không cần can thiệp ngoại khoa. Còn với các trường hợp các búi trĩ đã phát triển quá cỡ và ảnh hưởng xấu đến thành mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phải phẫu thuật cắt trĩ. Cụ thể bệnh nhân cần mổ trĩ trong các trường hợp sau: trĩ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp và trĩ ngoại lớn gây ra chảy máu và đau đớn nhiều.
Mổ trĩ giúp loại bỏ hoàn toàn những búi trĩ tập trung ở khu vực trực tràng – hậu môn, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát, đồng thời cải thiện tức thời các triệu chứng khó chịu của trĩ như chảy máu và đau ngứa hậu môn.
Các phương pháp mổ trĩ được áp dụng hiện nay là: phẫu thuật cắt trĩ đóng, phẫu thuật cắt trĩ để mở, phẫu thuật cắt trĩ bằng kẹp, phẫu thuật thắt búi trĩ.
Xem thêm bài viết: Biến chứng thường gặp sau mổ trĩ
Nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ
Chảy máu sau mổ trĩ là một tình trạng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi đã phẫu thuật cắt trĩ. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu sau mổ trĩ cụ thể là:
Biến chứng sau mổ
Chảy máu có thể là một biến chứng sau mổ trĩ do trong quá trình phẫu thuật, tình trạng bệnh trĩ vẫn chưa được giải quyết triệt để, vị trí búi trĩ đã cắt chưa được cầm máu tốt dẫn tới chảy máu sau mổ. Trong trường hợp này, hiện tượng chảy máu sau mổ trĩ thường xuất hiện sớm từ những này đầu sau mổ.
Do nhiễm trùng vết mổ
Sau phẫu thuật trĩ, vết mổ có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nếu bạn không vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Do nhiễm trùng, vết mổ có thể bị viêm dẫn tới sưng, đau và chảy máu sau mổ trĩ.
Không thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi sau mổ
Sau mổ trĩ người bệnh cần được nghỉ ngơi từ 2 tuần tới một tháng để phục hồi cơ thể, và làm lành tổn thương. Nếu lao động quá sớm sau mổ trĩ, đặc biệt là các công việc cần phải mang vác nặng, gây tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng, khiến vết mổ trĩ chưa lành bị nứt, rách gây chảy máu.
Thường xuyên táo bón
Thói quen ăn uống thiếu khoa học dẫn tới thường xuyên bị táo bón, phải rặn nhiều khi đi đại tiện là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu sau mổ trĩ. Phải rặn nhiều khi bị táo bón gây tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng, đống thời phân táo khi đi qua ống hậu môn có thể gây tổn thương lớp niêm mạc sau phẫu thuật gây chảy máu.
Xem đầy đủ bài viết: Táo bón đi ngoài ra máu tươi ăn gì cho nhanh khỏi?
Bệnh trĩ tái phát
Bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh trĩ tái phát sau khi mổ trĩ nếu không thực hiện phòng chống bệnh trĩ một cách nghiêm túc, khi các búi trĩ mới xuất hiện, phát triển lại tiếp tục gây ra các triệu chứng của bệnh, trong đó có chảy máu.
Bên cạnh đó, cơ địa của những người đã từng mắc bệnh trĩ thường rất dễ bị kích ứng hơn so với người bình thường khỏe mạnh. Do đó mà khả năng bệnh trĩ quay trở lại là rất cao.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh trĩ tái phát gây chảy máu thường xuất hiện muộn sau nhiều tháng mổ trĩ.
Chảy máu sau mổ trĩ có nguy hiểm không?
Bạn không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng chảy máu sau mổ trĩ. Đây là tình trạng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, cụ thể là:
- Gây thiếu máu: chảy máu sau mổ trĩ nếu không được điều trị, dẫn tới chảy máu kéo dài khiến cơ thể thiếu máu, người bệnh thường gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh,… nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong.
- Gây đau đớn: Việc tổn thương niêm mạc gây chảy máu, hay chảy máu do trĩ tái phát có thể khiến người bệnh gặp những cơn đau đớn vùng hậu môn, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Nhiễm trùng vết thương: thường xuyên bị tổn thương, chảy máu có thể khiến vết mổ dễ bị nhiễm khuẩn, viêm và lâu lành hơn.
Chính vì thế, hiện tượng chảy máu sau mổ trĩ cần phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Cần làm gì khi chảy máu sau mổ trĩ
Chảy máu sau mổ trĩ là một tình trạng nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời để không dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy nên, nếu không may gặp phải trường hợp này, bạn nên thực hiện các điều sau:
- Ngay khi phát hiện tình trạng chảy máu sau mổ trĩ bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc điều trị. Cần đến gặp bắc sĩ chuyên khoa để được khám, tìm nguyên nhân và có biến pháp khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi tốt, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều và không thực hiện các hoạt động mang vác nặng.
- Vệ sinh vùng hậu hậu môn thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài việc vệ sinh bằng nước ấm có thể dùng nước rau diếp cá, nước lá chè xanh… có khả năng diệt khuẩn hiệu quả hơn. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch bằng nước, không nên sử dụng giấy vệ sinh.
- Ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Tốt nhất nên ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp.
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước bằng nước ép hoa quả để bổ sung vitamin và chất xơ.
- Tuyệt đối không được dùng rượu, bia và các chất kích thích, hạn chế dùng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Tham khảo bài viết: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ
Cách phòng chống chảy máu sau mổ trĩ
Chảy máu sau mổ trĩ là một biến chứng nguy hiểm và có thể gặp phải, vậy nên sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu.
Tái khám theo chỉ định để được theo dõi vết mổ
Việc tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ là một việc rất quan trọng sau khi mổ trĩ. Lúc này bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng vết mổ của bạn, phát hiện các hiện tượng bất thường như nhiễm trùng, viêm sưng hay phát hiện sớm bệnh trĩ nếu tái phát, để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt sau mổ trĩ
– Chế độ nghỉ ngơi:
Sau khi mổ trĩ, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 2 tuần tới một tháng để cơ thể được hồi phục và niêm mạc ống hậu môn có thời gian lành thương sau phẫu thuật. Không nên đứng quá lâu, ngồi nhiều, đặc biệt không làm các công việc mang vác nặng trong 1-2 tháng sau mổ trĩ, việc này làm tăng áp lực nên vùng hậu môn trực tràng có thể gây nứt rách niêm mạc vùng phẫu thuật chưa lành hẳn.
– Đi đại tiện đúng cách:
Đồng thời người bệnh trĩ sau khi phẫu thuật, cần đi đại tiện ở tư thế đúng, hỗ trợ các cơ hậu môn, tránh rặn nhiều khi đi đại tiện. Bạn nên ngồi toilet ở tư thế sau:
- Không được đứng khom lưng và chống tay vào đùi khi đại tiện.
- Đặt hai tay lên đùi để nâng đỡ phần thân trên của bạn.
- Hai chân mở rộng để hông được rộng hơn.
- Nghiêng về phía trước để duy trì đường cong phía trong ở lưng dưới của bạn
- Có thể dùng một chiếc ghế kê chân lên cao khi đi toilet, để giúp việc đi tiêu được tự nhiên và dễ dàng.
Nên rửa sạch hậu môn bằng nước sau khi đi đại tiện, tránh dùng giấy vệ sinh có thể gây tổn thương niêm mạc gây chảy máu. Tốt nhất nên dùng nước ấm, hoặc các loại nước chè tươi, nước lá lốt,…
Tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày giúp cho khí huyết lưu thông, hỗ trợ tiêu hóa tốt tăng cường trao đổi chất trong cơ thể từ đó áp lực ở hậu môn cũng giảm đáng kể.
Chế độ ăn sau mổ trĩ
Trong tuần đầu sau mổ trĩ, người bệnh nên dùng các loại đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp dễ tiêu hóa. Sau đó có thể ăn các loại thức ăn bình thường, tuy nhiên chú ý ăn chậm nhai kỹ, tránh tình trạng đồ ăn khó tiêu gây táo bón.
Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ và vitamin như: rau mồng tơi, rau ngót, rau lang, mướp,… các loại ngũ cốc như yến mạch, óc chó, hạnh nhân,… hay các loại trái cây tươi. Chất xơ sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích nhu động ruột hoạt động từ đó tránh tình trạng táo bón, phân thải ra dễ dàng hơn giúp giảm áp lực lên ống hậu môn, tránh tổn thương niêm mạc sau mổ trĩ, hạn chế bệnh trĩ tái phát.
Không sử dụng các loại đồ ăn cay nóng nhiều ớt, hạt tiêu, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, hay các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh vì dễ gây khó tiêu và làm kích thích lên niêm mạc hậu môn, trực tràng.
Xem chi tiết bài viết: Kiêng ăn gì sau mổ trĩ để nhanh khỏe
Cần kiêng làm gì sau mổ trĩ?
Ngoài lưu ý về chế độ ăn, người bệnh sau mổ trĩ cần chú ý kiêng làm một số việc sau:
- Trong 24 giờ sau mổ trĩ, người bệnh không nên đi lại để tránh gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ.
- Khoảng 2 tuần sau khi mổ trĩ, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để tránh gây tổn thương, viêm nhiễm vết mổ.
- Phải kiêng đạp xe và đi xe máy ít nhất 3 tuần sau khi mổ trĩ do gây tăng áp lực nên tĩnh mạch hậu môn.
- Tránh vận động mạnh, mang vác nặng gây tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, có thể khiến vết mổ bị nứt rách gây chảy máu.
Sử dụng Cotripro Gel ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát
Để lành lành nhanh vết thương sau mổ trĩ, đồng thời ngăn chặn bệnh trĩ tái phát gây chảy máu, Cotripro Gel chính là sản phẩm bạn không nên bỏ qua.
Cotripro Gel là sản phẩm được nghiên cứu điều chế từ các loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời với người mắc bệnh trĩ, giúp diệt khuẩn, chống viêm, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật. Cụ thể là:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc hậu môn sau mổ trĩ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành nhanh vết thương sau phẫu thuật.
- Hoạt chất Yomogin trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
Đặc biệt, Gel bôi thấm trực tiếp vào niêm mạc hậu môn do đó đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng. Đồng thời Cotripro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tạo tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Đây chắc chắn là sản phẩm bệnh nhân sau mổ trĩ không thể bỏ qua.
Lời kết:
Chảy máu sau mổ trĩ là một hiện tượng xảy ra với khá nhiều bệnh nhân sau khi mổ, bạn cần phải phát hiện sớm và xử trí ngay tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đồng thời để phòng biến chứng chảy máu sau mổ trĩ, người bệnh nên thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt sau mổ, để bảo vệ hiệu quả điều trị.
Tài liệu tham khảo:
- http://khamtri.vn/tinh-trang-chay-mau-sau-mo-tri-102128.html
- http://bacsytructuyen.com/bi-chay-mau-sau-khi-phau-thuat-tri-co-nguy-hiem-khong/
- https://benhtri193.com/di-ngoai-ra-mau-sau-cat-tri-hiem-hoa-cho-coi-thuong.html