Chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào hiệu quả?

Trĩ ngoại là những búi trĩ xơ cứng ở ngoài cửa hậu môn hình thành bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên. Trĩ ngoại gây nhiều khó chịu và theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng nhiễm trùng hay hoại tử có thể xảy ra. Tìm được cách chữa bệnh trĩ ngoại phù hợp, kịp thời sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn, đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng phiền toái của căn bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại phát triển ngoài rìa hậu môn và được phủ bởi một lớp da rất nhạy cảm. Bình thường trĩ ngoại không gây đau. Tuy nhiên, đến khi hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và dần trở lên cứng nhắc, thậm chí có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra. Ngoài ra, trĩ ngoại còn kèm theo các triệu chứng khó chịu, gây phiền toái và đau đớn như:

Ẩm ướt hậu môn

Khi mới hình thành búi trĩ sẽ làm tiết dịch nhày ở hậu môn, càng tăng kích thước búi trĩ càng có xu hướng tiết dịch và làm ẩm ướt nhiều hơn. Điều này khiến búi trĩ có mùi hôi và thậm chí bị viêm nhiễm, làm cho bạn luôn cảm thấy khó chịu.

Ngứa khu vực trực tràng hoặc xung quanh hậu môn

Khi hình thành búi trĩ và trong giai đoạn búi trĩ to hơn, tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở búi trĩ khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy ở khu vực trực tràng và xung quanh hậu.

Đau rát hậu môn

Đau rát hậu môn là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc chứng bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Nguyên nhân là do búi trĩ nằm ngoài hậu môn làm tăng mức độ cọ sát khi ngồi. Từ đó làm tăng cảm giác đau rát, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện.

Những triệu chứng phiền toái của căn bệnh trĩ ngoại 1
Đau trong trĩ ngoại là triệu chứng điển hình, gây nhiều khó chịu

Đại tiện ra máu

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại thời điểm đầu ít bị chảy máu khi đi đại tiện. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi búi trĩ ngoại tăng kích thước đến mức to. Đối với trĩ ngoại, bạn có thể nhìn thấy một lượng máu nhỏ dính vào phân hoặc dính vào giấy vệ sinh khi chùi.

Lựa chọn cách chữa bệnh trĩ ngoại không đúng dẫn đến biến chứng

Phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời là điều rất quan trọng. Bởi nếu không có phương pháp đúng thì bệnh có thể không khỏi, gây tốn kém và thậm chí là xảy ra nhiều biến chứng nặng.

Thiếu máu

Tình trạng bệnh kéo dài làm bệnh nhân thường xuyên đi vệ sinh ra máu. Khi xảy ra lâu ngày bệnh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do mất máu, đồng thời có thể xảy ra tình trạng suy nhược cơ thể…

Thiếu máu 1
Chảy máu khi đi vệ sinh là một biến chứng khi bệnh trĩ trở nặng

Sa trĩ tắc mạch

Sa trĩ tắc mạch xảy ra do sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nguyên nhân hình thành cục máu đông có thể là do sự kém lưu thông của máu tại búi trĩ.

Những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn là biểu hiện điển hình của biến chứng này. Khi búi tắc mạch sa xuống nhiều thì các triệu chứng càng nặng hơn và có thể kèm theo viêm phù nề niêm mạch vùng hậu môn-trực tràng.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm ở vùng hậu môn. Sự viêm nhiễm sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát hậu môn, rỉ ướt hậu môn. Có trường hợp nặng, búi trĩ viêm loét, hoại tử.

Tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng người bệnh. Khi bị nặng như vậy việc điều trị khỏi cũng gây tốn kém nhiều về tài chính và có thể ảnh hưởng về tâm lý của bạn sau này.

Các cách chữa bệnh trĩ ngoại được áp dụng phổ biến

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của mỗi người mà có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau và các phương pháp điều trị phù hợp sẽ được chỉ định bởi bác sĩ. Các phương pháp bao gồm như sau:

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong thời gian sử dụng thuốc bạn cũng cần áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà để kiểm soát, làm giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Cụ thể các biện pháp có thể làm là:

Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm

Khi bạn tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm, triệu chứng đau rát, ngứa ngáy sẽ cải thiện rất tốt và tình trạng tiết dịch ở hậu môn có thể nhanh chóng thuyên giảm. Lý do là nhiệt độ cao của nước ấm sẽ cải thiện hoạt động lưu thông của hệ thống tĩnh mạch, đồng thời làm dịu cảm giác đau. Sau khi ngâm nước ấm, bạn nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm, sạch sẽ.

Chườm đá lạnh

Nhiệt độ lạnh làm tê tĩnh mạch, làm giảm bớt đau rát ở hậu môn và hạn chế tiết dịch nhày, sưng tấy búi trĩ. Vì thế để cải thiện tình trạng, bạn có thể sử dụng túi đá chườm lên vùng hậu môn vài lần mỗi ngày tùy theo điều kiện của mỗi người, mỗi lần 10 phút.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm ở hậu môn, bạn nên thường xuyên vệ sinh và giữ gìn hậu môn sạch sẽ. Một số loại dung dịch vệ sinh dịu, hoặc xà phòng nhẹ cùng nước ấm là phương pháp tốt để làm sạch hậu môn. Lưu ý vẫn phải lau bằng khăm mềm để giữ hậu môn sạch sẽ.

Chú ý mặc quần lót sạch sẽ. Bạn nên thay quần lót 2 lần mỗi ngày hoặc mỗi khi tiết dịch nhiều, hoặc có máu dính lên đồ lót. Bạn nên sử dụng quần lót được làm từ vải cotton, có khả năng thấm hút tốt, vừa vặn và thông thoáng.

Biện pháp chăm sóc tại nhà 1
Mặc đồ sạch giúp giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn

Chú ý thói quen đi đại tiện

Để tình trạng bệnh trĩ không trở nặng hơn và có thể nhanh chóng phục hồi, bạn cần chú ý thói quen đi đại tiện.

  • Không rặn nhiều khi đi đại tiện
  • Không đại tiện quá lâu (nên đại tiện trong 10 phút)
  • Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày và đi trong một khung giờ nhất định để hạn chế táo bón và trĩ tiến trchỉ. Không rặn hay ép cơ thể phải đi đại tiện nếu không thể.

Chế độ ăn uống

Bạn nên uống nhiều nước, tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc…) để làm mềm phân, chống táo bón.

Một số loại thực phẩm nhuận tràng:

  • Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền;…
  • Một số loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,…
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
  • Một số thức ăn giàu magie cugx giúp  nhuận tràng: hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, quả bơ,…

Ta nên hạn chế sử dụng quá nhiều thịt đỏ, đồ ăn khó tiêu hóa, các chất kích thích (rượu bia, cafe…), đồ chiên rán, đò cay nóng…

Chữa trĩ bằng một số thảo dược trong dân gian

Với trường hợp bạn bị bệnh trĩ cấp độ nhẹ hoặ muốn kết hợp đièu trị bằng phương pháp Đông-Tây y kết hợp thì việc sử dụng các bài thuốc Nam là một lựa chọn không thể bỏ qua. Các loại thảo dược Nam có ưu điểm là tính an toàn do có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng được đánh giá khá lành tính với sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, thuốc nam giúp tiết kiệm về mặt kinh tế. Có nhiều loại dược thảo là các cây được trồng xung quanh vườn nhà, dễ tìm kiếm. Hơn nữa, cách chữa này có thể thực hiện ngay tại nhà, không cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, do đó tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa.

Một số cách chữa bệnh bằng thuốc Nam mà bạn có thể tìm hiểu và áp dụng như:

  • Xông hơi vùng trĩ bằng nước đun Lá lốt giúp tình trạng ngứa, rát được cải thiện nhanh chóng.
  • Đun nước hỗn hợp các loại Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu mỗi thứ một nắm cùng vài lát nghệ tươi. Khi nước còn hơi ấm ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút. Lau khô bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần trên tuần, kiên trì trong sẽ thấy kết quả.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm nước lá ổi, uống trong ngày để hỗ trợ điều trị trĩ.

Sử dụng thuốc chữa trĩ ngoại

Để điều trị trĩ ngoại và kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn đơn thuốc chứa một trong những loại thuốc điều trị sau:

Thuốc bôi trĩ

Thuốc bôi trĩ được chỉ định cho hầu hết những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại để sử dụng điều trị kết hợp. Thuốc bôi trĩ tại chỗ có tác dụng làm co búi trĩ, kháng viêm, kháng nhiễm khuẩn, đồng thời cải thiện triệu chứng đau rát và ngứa ngáy.

Ngoài ra những loại thuốc bôi trĩ còn chứa các hoạt chất có khả năng làm giảm tiết dịch và chảy máu hậu môn. Thuốc bôi thường được sử dụng điển hình như Titanoreine, Hydrocortison,… Thuốc bôi trĩ được chỉ định với mục đích làm co búi trĩ ngoại và kiểm soát triệu chứng, kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau dạng uống có thể được sử dụng trong thời gian điều trị bệnh trĩ để giảm các triệu chứng đau rát, điển hình như Paracetamol, Ibuprofen… Loại thuốc này có tác dụng giảm cảm giác khó chịu và đau trĩ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, phù hợp cho những bệnh nhân bị đau do trĩ mà đáp ứng không tốt với thuốc bôi.

Sử dụng thuốc chữa trĩ ngoại 1
Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau rát hậu môn

Thuốc đặt hậu môn

Nếu sử dụng kem bôi không có hiệu quả hoặc gặp tình trạng táo bón kèm trĩ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặt hậu môn để cải thiện tình trạng. Những hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm mềm phân, hạn chế táo bón.

Bên cạnh đó thuốc đặt hậu môn còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, điển hình như tình trạng ngứa ngáy hậu môn và tiết dịch do bệnh trĩ ngoại.

Thuốc chứa rutin

Một số loại thuốc uống chứa rutin có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế đại tiện ra máu, từ đó phòng ngừa tình trạng thiếu máu do trĩ.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị trĩ ngoại được chỉ định cho những trường hợp búi trĩ ngoại có kích thước lớn, sưng tấy, đau rát và thất bại khi điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, những phương pháp phẫu thuật dưới đây sẽ được chỉ định:

Phương pháp HCPT

HCPT là phương pháp được áp dụng khá phổ biến cho bệnh trĩ ngoại. Đây là phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần. Cơ chế là ức chế hoạt động của mạch máu và những tế bào thông qua sự sinh nhiệt đông nhằm cản trở quá trình nuôi dưỡng búi trĩ, khiến búi trĩ suy giảm và được dễ loại bỏ.

Các bước cơ bản của phương pháp HCPT:

  • Sử dụng dụng cụ mở rộng lỗ hậu môn (khoảng 4-5cm)
  • Dùng nhiệt lạnh làm đông thành huyết mạch, đồng thời cố định và thắt chặt vị trí cắt
  • Cắt búi trĩ bằng dao điện

Ưu điểm của phương pháp HCPT là thực hiện trong thời gian ngắn, ít gây đau và phục hồi nhanh chóng. Hơn nữa phương pháp lại khá an toàn và có nguy cơ tái phát thấp.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật 1
HPCT là một trong những phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến

Phẫu thuật gây mê

Phẫu thuật gây mê để điều trị trĩ ngoại ít được chỉ định, thường là những trường hợp nặng, búi trĩ quá to, có khả năng biến chứng. Các bước phẫu thuật gây mê điều trị trĩ ngoại gồm:

  • Tiêm thuốc gây tê từ thắt lưng hoặc gây mê toàn thân
  • Bác sĩ sử dụng dao mổ và một số dụng cụ hỗ trợ khác để loại bỏ búi trĩ.
  • Sau phẫu thuật gây mê, bệnh nhân phải nằm viện theo dõi trong vài ngày.

Cotripro giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn do trĩ ngoại

Phẫu thuật là cách điều trị bệnh trĩ ngoại thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân nặng, có búi trĩ kích thước lớn. Đối với các trường hợp bệnh nhẹ hơn, bạn có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm kem bôi trĩ Cotripro kết hợp với thuốc uống và chế độ sinh hoạt tốt để có thể điều trị bệnh đơn giản, ít nguy cơ biến chứng.

Gel bôi trĩ Cotripro tác động trực tiếp lên búi trĩ làm giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, giúp búi trĩ săn se và co lên hiệu quả.

Cotripro giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn do trĩ ngoại 1
Sản phẩm Cotripro giải pháp cho trĩ ngoại từ thiên nhiên

Viên uống Cotripro tác động sâu vào bên trong, tăng sức bền thành mạch, giúp co trĩ, giảm táo bón từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Bộ đôi viên uống và gel bôi tác động trong ngoài kết hợp giúp đẩy lùi những cơn khó chịu do trĩ gây ra.

Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như cúc tần, lá lốt, ngải cứu, tinh nghệ dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, người bị táo bón, có nguy cơ bị trĩ. Các thành phần thảo dược trong Cotripro có công dụng tăng sức bền thành mạch, co mạch, co búi trĩ, cầm máu, chống viêm, giảm sưng đau, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ khi chảy máu; giảm táo bón.

Lời kết

Như vậy để điều trị thành công trĩ ngoại, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau sao cho phù hợp nhất với tình trạng của bản thân. Điều trị bệnh càng sớm, càng đúng cách sẽ giúp bệnh mau phục hồi, đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Bạn đọc có thể đọc thêm thông tin tại:

http://benhvien108.vn/mot-so-bien-chung-cua-benh-tri.htm

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào hiệu quả?

Trĩ ngoại là những búi trĩ xơ cứng ở ngoài cửa hậu môn hình thành bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên. Trĩ ngoại gây nhiều khó chịu và theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng nhiễm trùng hay hoại tử có thể xảy ra. Tìm được cách chữa bệnh trĩ ngoại phù hợp, kịp thời sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn, đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng phiền toái của căn bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại phát triển ngoài rìa hậu môn và được phủ bởi một lớp da rất nhạy cảm. Bình thường trĩ ngoại không gây đau. Tuy nhiên, đến khi hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và dần trở lên cứng nhắc, thậm chí có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra. Ngoài ra, trĩ ngoại còn kèm theo các triệu chứng khó chịu, gây phiền toái và đau đớn như:

Ẩm ướt hậu môn

Khi mới hình thành búi trĩ sẽ làm tiết dịch nhày ở hậu môn, càng tăng kích thước búi trĩ càng có xu hướng tiết dịch và làm ẩm ướt nhiều hơn. Điều này khiến búi trĩ có mùi hôi và thậm chí bị viêm nhiễm, làm cho bạn luôn cảm thấy khó chịu.

Ngứa khu vực trực tràng hoặc xung quanh hậu môn

Khi hình thành búi trĩ và trong giai đoạn búi trĩ to hơn, tình trạng tăng tiết dịch nhầy ở búi trĩ khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy ở khu vực trực tràng và xung quanh hậu.

Đau rát hậu môn

Đau rát hậu môn là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc chứng bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Nguyên nhân là do búi trĩ nằm ngoài hậu môn làm tăng mức độ cọ sát khi ngồi. Từ đó làm tăng cảm giác đau rát, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện.

Những triệu chứng phiền toái của căn bệnh trĩ ngoại 1
Đau trong trĩ ngoại là triệu chứng điển hình, gây nhiều khó chịu

Đại tiện ra máu

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại thời điểm đầu ít bị chảy máu khi đi đại tiện. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi búi trĩ ngoại tăng kích thước đến mức to. Đối với trĩ ngoại, bạn có thể nhìn thấy một lượng máu nhỏ dính vào phân hoặc dính vào giấy vệ sinh khi chùi.

Lựa chọn cách chữa bệnh trĩ ngoại không đúng dẫn đến biến chứng

Phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời là điều rất quan trọng. Bởi nếu không có phương pháp đúng thì bệnh có thể không khỏi, gây tốn kém và thậm chí là xảy ra nhiều biến chứng nặng.

Thiếu máu

Tình trạng bệnh kéo dài làm bệnh nhân thường xuyên đi vệ sinh ra máu. Khi xảy ra lâu ngày bệnh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do mất máu, đồng thời có thể xảy ra tình trạng suy nhược cơ thể…

Thiếu máu 1
Chảy máu khi đi vệ sinh là một biến chứng khi bệnh trĩ trở nặng

Sa trĩ tắc mạch

Sa trĩ tắc mạch xảy ra do sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nguyên nhân hình thành cục máu đông có thể là do sự kém lưu thông của máu tại búi trĩ.

Những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn là biểu hiện điển hình của biến chứng này. Khi búi tắc mạch sa xuống nhiều thì các triệu chứng càng nặng hơn và có thể kèm theo viêm phù nề niêm mạch vùng hậu môn-trực tràng.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm ở vùng hậu môn. Sự viêm nhiễm sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát hậu môn, rỉ ướt hậu môn. Có trường hợp nặng, búi trĩ viêm loét, hoại tử.

Tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng người bệnh. Khi bị nặng như vậy việc điều trị khỏi cũng gây tốn kém nhiều về tài chính và có thể ảnh hưởng về tâm lý của bạn sau này.

Các cách chữa bệnh trĩ ngoại được áp dụng phổ biến

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của mỗi người mà có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị khác nhau và các phương pháp điều trị phù hợp sẽ được chỉ định bởi bác sĩ. Các phương pháp bao gồm như sau:

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Trong thời gian sử dụng thuốc bạn cũng cần áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà để kiểm soát, làm giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Cụ thể các biện pháp có thể làm là:

Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm

Khi bạn tắm và ngâm hậu môn trong nước ấm, triệu chứng đau rát, ngứa ngáy sẽ cải thiện rất tốt và tình trạng tiết dịch ở hậu môn có thể nhanh chóng thuyên giảm. Lý do là nhiệt độ cao của nước ấm sẽ cải thiện hoạt động lưu thông của hệ thống tĩnh mạch, đồng thời làm dịu cảm giác đau. Sau khi ngâm nước ấm, bạn nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm, sạch sẽ.

Chườm đá lạnh

Nhiệt độ lạnh làm tê tĩnh mạch, làm giảm bớt đau rát ở hậu môn và hạn chế tiết dịch nhày, sưng tấy búi trĩ. Vì thế để cải thiện tình trạng, bạn có thể sử dụng túi đá chườm lên vùng hậu môn vài lần mỗi ngày tùy theo điều kiện của mỗi người, mỗi lần 10 phút.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm ở hậu môn, bạn nên thường xuyên vệ sinh và giữ gìn hậu môn sạch sẽ. Một số loại dung dịch vệ sinh dịu, hoặc xà phòng nhẹ cùng nước ấm là phương pháp tốt để làm sạch hậu môn. Lưu ý vẫn phải lau bằng khăm mềm để giữ hậu môn sạch sẽ.

Chú ý mặc quần lót sạch sẽ. Bạn nên thay quần lót 2 lần mỗi ngày hoặc mỗi khi tiết dịch nhiều, hoặc có máu dính lên đồ lót. Bạn nên sử dụng quần lót được làm từ vải cotton, có khả năng thấm hút tốt, vừa vặn và thông thoáng.

Biện pháp chăm sóc tại nhà 1
Mặc đồ sạch giúp giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn

Chú ý thói quen đi đại tiện

Để tình trạng bệnh trĩ không trở nặng hơn và có thể nhanh chóng phục hồi, bạn cần chú ý thói quen đi đại tiện.

  • Không rặn nhiều khi đi đại tiện
  • Không đại tiện quá lâu (nên đại tiện trong 10 phút)
  • Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày và đi trong một khung giờ nhất định để hạn chế táo bón và trĩ tiến trchỉ. Không rặn hay ép cơ thể phải đi đại tiện nếu không thể.

Chế độ ăn uống

Bạn nên uống nhiều nước, tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc…) để làm mềm phân, chống táo bón.

Một số loại thực phẩm nhuận tràng:

  • Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền;…
  • Một số loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,…
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
  • Một số thức ăn giàu magie cugx giúp  nhuận tràng: hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, quả bơ,…

Ta nên hạn chế sử dụng quá nhiều thịt đỏ, đồ ăn khó tiêu hóa, các chất kích thích (rượu bia, cafe…), đồ chiên rán, đò cay nóng…

Chữa trĩ bằng một số thảo dược trong dân gian

Với trường hợp bạn bị bệnh trĩ cấp độ nhẹ hoặ muốn kết hợp đièu trị bằng phương pháp Đông-Tây y kết hợp thì việc sử dụng các bài thuốc Nam là một lựa chọn không thể bỏ qua. Các loại thảo dược Nam có ưu điểm là tính an toàn do có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng được đánh giá khá lành tính với sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, thuốc nam giúp tiết kiệm về mặt kinh tế. Có nhiều loại dược thảo là các cây được trồng xung quanh vườn nhà, dễ tìm kiếm. Hơn nữa, cách chữa này có thể thực hiện ngay tại nhà, không cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, do đó tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa.

Một số cách chữa bệnh bằng thuốc Nam mà bạn có thể tìm hiểu và áp dụng như:

  • Xông hơi vùng trĩ bằng nước đun Lá lốt giúp tình trạng ngứa, rát được cải thiện nhanh chóng.
  • Đun nước hỗn hợp các loại Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu mỗi thứ một nắm cùng vài lát nghệ tươi. Khi nước còn hơi ấm ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút. Lau khô bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần trên tuần, kiên trì trong sẽ thấy kết quả.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm nước lá ổi, uống trong ngày để hỗ trợ điều trị trĩ.

Sử dụng thuốc chữa trĩ ngoại

Để điều trị trĩ ngoại và kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn đơn thuốc chứa một trong những loại thuốc điều trị sau:

Thuốc bôi trĩ

Thuốc bôi trĩ được chỉ định cho hầu hết những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại để sử dụng điều trị kết hợp. Thuốc bôi trĩ tại chỗ có tác dụng làm co búi trĩ, kháng viêm, kháng nhiễm khuẩn, đồng thời cải thiện triệu chứng đau rát và ngứa ngáy.

Ngoài ra những loại thuốc bôi trĩ còn chứa các hoạt chất có khả năng làm giảm tiết dịch và chảy máu hậu môn. Thuốc bôi thường được sử dụng điển hình như Titanoreine, Hydrocortison,… Thuốc bôi trĩ được chỉ định với mục đích làm co búi trĩ ngoại và kiểm soát triệu chứng, kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau dạng uống có thể được sử dụng trong thời gian điều trị bệnh trĩ để giảm các triệu chứng đau rát, điển hình như Paracetamol, Ibuprofen… Loại thuốc này có tác dụng giảm cảm giác khó chịu và đau trĩ ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, phù hợp cho những bệnh nhân bị đau do trĩ mà đáp ứng không tốt với thuốc bôi.

Sử dụng thuốc chữa trĩ ngoại 1
Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau rát hậu môn

Thuốc đặt hậu môn

Nếu sử dụng kem bôi không có hiệu quả hoặc gặp tình trạng táo bón kèm trĩ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặt hậu môn để cải thiện tình trạng. Những hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm mềm phân, hạn chế táo bón.

Bên cạnh đó thuốc đặt hậu môn còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, điển hình như tình trạng ngứa ngáy hậu môn và tiết dịch do bệnh trĩ ngoại.

Thuốc chứa rutin

Một số loại thuốc uống chứa rutin có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế đại tiện ra máu, từ đó phòng ngừa tình trạng thiếu máu do trĩ.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị trĩ ngoại được chỉ định cho những trường hợp búi trĩ ngoại có kích thước lớn, sưng tấy, đau rát và thất bại khi điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, những phương pháp phẫu thuật dưới đây sẽ được chỉ định:

Phương pháp HCPT

HCPT là phương pháp được áp dụng khá phổ biến cho bệnh trĩ ngoại. Đây là phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần. Cơ chế là ức chế hoạt động của mạch máu và những tế bào thông qua sự sinh nhiệt đông nhằm cản trở quá trình nuôi dưỡng búi trĩ, khiến búi trĩ suy giảm và được dễ loại bỏ.

Các bước cơ bản của phương pháp HCPT:

  • Sử dụng dụng cụ mở rộng lỗ hậu môn (khoảng 4-5cm)
  • Dùng nhiệt lạnh làm đông thành huyết mạch, đồng thời cố định và thắt chặt vị trí cắt
  • Cắt búi trĩ bằng dao điện

Ưu điểm của phương pháp HCPT là thực hiện trong thời gian ngắn, ít gây đau và phục hồi nhanh chóng. Hơn nữa phương pháp lại khá an toàn và có nguy cơ tái phát thấp.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật 1
HPCT là một trong những phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến

Phẫu thuật gây mê

Phẫu thuật gây mê để điều trị trĩ ngoại ít được chỉ định, thường là những trường hợp nặng, búi trĩ quá to, có khả năng biến chứng. Các bước phẫu thuật gây mê điều trị trĩ ngoại gồm:

  • Tiêm thuốc gây tê từ thắt lưng hoặc gây mê toàn thân
  • Bác sĩ sử dụng dao mổ và một số dụng cụ hỗ trợ khác để loại bỏ búi trĩ.
  • Sau phẫu thuật gây mê, bệnh nhân phải nằm viện theo dõi trong vài ngày.

Cotripro giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn do trĩ ngoại

Phẫu thuật là cách điều trị bệnh trĩ ngoại thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân nặng, có búi trĩ kích thước lớn. Đối với các trường hợp bệnh nhẹ hơn, bạn có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm kem bôi trĩ Cotripro kết hợp với thuốc uống và chế độ sinh hoạt tốt để có thể điều trị bệnh đơn giản, ít nguy cơ biến chứng.

Gel bôi trĩ Cotripro tác động trực tiếp lên búi trĩ làm giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, giúp búi trĩ săn se và co lên hiệu quả.

Cotripro giảm nhanh các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn do trĩ ngoại 1
Sản phẩm Cotripro giải pháp cho trĩ ngoại từ thiên nhiên

Viên uống Cotripro tác động sâu vào bên trong, tăng sức bền thành mạch, giúp co trĩ, giảm táo bón từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Bộ đôi viên uống và gel bôi tác động trong ngoài kết hợp giúp đẩy lùi những cơn khó chịu do trĩ gây ra.

Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như cúc tần, lá lốt, ngải cứu, tinh nghệ dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, người bị táo bón, có nguy cơ bị trĩ. Các thành phần thảo dược trong Cotripro có công dụng tăng sức bền thành mạch, co mạch, co búi trĩ, cầm máu, chống viêm, giảm sưng đau, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn búi trĩ khi chảy máu; giảm táo bón.

Lời kết

Như vậy để điều trị thành công trĩ ngoại, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau sao cho phù hợp nhất với tình trạng của bản thân. Điều trị bệnh càng sớm, càng đúng cách sẽ giúp bệnh mau phục hồi, đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Bạn đọc có thể đọc thêm thông tin tại:

http://benhvien108.vn/mot-so-bien-chung-cua-benh-tri.htm

Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...