Bệnh trĩ có lây không? Bệnh lây qua đường nào?

Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng 50 – 65% so với các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng và thường gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả bệnh nhân vẫn đang băn khoăn rằng: Bệnh trĩ có lây lan không? Bệnh lây truyền qua đường nào? Vậy mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh trĩ là gì và được hình thành như thế nào?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, là bệnh phổ biến trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh hậu môn. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng nhưng những người có tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, lái xe hay những người có thói quen sinh hoạt không khoa học thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bình thường các đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn được gọi là búi trĩ, tùy vào vị trí ở bên trong hay ngoài hậu môn ta có trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó, các búi trĩ là trạng thái sinh lý của cơ thể.

Chức năng của các đám rối tĩnh mạch là vận chuyển máu từ hậu môn trực tràng về tim theo vòng tuần hoàn lớn và đồng thời nó là một lớp đệm giúp cho hậu môn khép kín. Tuy nhiên các búi trĩ này sẽ trở thành bệnh lý khi mà chúng bị giãn ra hoặc căng phồng quá mức gây ứ đọng máu.

Khi bị ứ đọng máu quá nhiều sẽ làm cho các tĩnh mạch xung quanh hậu môn căng phồng lên. Từ đó sẽ làm cho thành tĩnh mạch mỏng, làm giảm độ đàn hồi của tĩnh mạch. Do đó nếu bệnh nhân đi đại tiện phân cứng thì bệnh nhân sẽ phải rặn mạnh cứa vào các tĩnh mạch trĩ làm cho các tĩnh mạch bị vỡ ra gây chảy máu.

Bệnh trĩ là gì và được hình thành như thế nào? 1
Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch quanh trực tràng giãn ra hoặc căng phồng quá mức gây ứ đọng máu

Dựa vào cách búi trĩ hình thành mà bệnh trĩ gồm có 3 loại:

  • Trĩ nội: là bệnh lý hay gặp hơn cả, được hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn phồng từ bên trong và được chia làm 4 cấp độ tương ứng với 4 giai đoạn tăng kích thước của búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: bệnh trĩ ngoại có biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu nhưng gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt và dễ gây viêm nhiễm bởi vì búi trĩ xuất hiện ngay bên ngoài hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: là tình trạng kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. Trên thực tế, có rất ít trường hợp mắc phải bệnh trĩ hỗn hợp từ ban đầu mà thường là biến chứng của bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại khi bệnh đã nặng dần.

Bệnh trĩ có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi nhưng bệnh trĩ không có khả năng lây lan.

Trong một gia đình thường gặp nhiều trường hợp bị bệnh trĩ nên mọi người thường nghĩ là bệnh có khả năng lây lan qua đường ăn uống nhưng điều đó chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

Mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mọi người trong gia đình giống nhau nên mới dẫn đến tình trạng trong một gia đình có nhiều người bị bệnh trĩ như vậy.

Vậy chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt như thế nào sẽ dẫn đến bệnh trĩ?

  • Ăn ít chất xơ, ít rau hoặc ít uống nước gây tình trạng táo bón, phân sống làm cho việc đi đại tiện khó khăn phải rặn nhiều.
  • Thói quen ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu (xem điện thoại, đọc sách báo,…).
  • Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, hay ngồi xổm.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ như:

  • Tuổi cao: Do những người trên 50 tuổi hệ thống tiêu hóa kém, chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu. Hơn nữa các bệnh nhân ở lứa tuổi này vận động ít nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón và từ đó làm xuất hiện bệnh trĩ.
  • Béo phì, thừa cân, ít vận động: Người bị béo phì, thừa cân bị suy giảm hoạt động thể lực làm giảm lưu thông tuần hoàn gây tụ máu cục bộ hoặc làm cho mao mạch vùng hậu môn giãn to ra dẫn đến hiện tượng trĩ ngoại.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, khi thai nhi phát triển gây áp lực lên vùng chậu và vùng hậu môn, khiến cho các tĩnh mạch ở niêm mạc ống hậu môn bị giãn quá mức hình thành trĩ.

Như vậy bệnh trĩ không có khả năng lây lan và nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người. Do đó việc phòng tránh bệnh trĩ không quá khó khăn, chỉ cần bạn biết cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và khoa học.

Các biện pháp giúp phòng bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân nhưng nó gây ra những cảm giác khó chịu và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Nếu bệnh kéo dài lâu cũng sẽ gây ra một vài biến chứng nghiêm trọng như sa trực tràng, trĩ nghẹt, thiếu máu,…

Do đó việc phòng bệnh trĩ cũng đóng vau trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát ở những người đã từng mắc phải. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả:

Uống nhiều nước tốt cho việc phòng bệnh trĩ

Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bởi vì nước giúp cho cơ thể bạn đào thải các chất cặn bã ra ngoài, phòng tránh được sự mất nước. Bạn có thể uống nước canh trong các bữa ăn thay cho nước lọc.

Ngoài ra, bạn cần  bổ sung thêm sữa chua hay sữa tươi do trong thành phần của chúng có chứa 75% protein và các chất cần thiết cho cơ thể khác như: lipid, đường, vitamin, các khoáng chất. Protein trong sữa có acid amin cân đối và độ đồng hóa cao có tác dụng nhuận tràng tốt giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Uống nhiều nước tốt cho việc phòng bệnh trĩ 1
Uống đủ nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn

Tuy nhiên, bạn cần tránh dùng các đồ uống có cồn, cafein,có gas thay thế cho nước lọc bởi vì các loại này làm nóng trong người dễ gây táo bón làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.

Chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ để tăng nhuận tràng tránh táo bón

Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin có tác dụng nhuận tràng tốt.

Các loại rau có tính nhuận tràng tốt như: rau lang, rau đay, rau mồng tơi, rau dền hoặc các loại quả như quả chuối, dưa hấu hay khoai lang. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày của người bị trĩ cần thiết phải bổ sung các loại thực phẩm này để tránh nguy cơ làm bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ bạn không nên  uống nhiều rượu, bia và không ăn nhiều các loại gia vị cay như: ớt, tiêu,…

Chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ để tăng nhuận tràng tránh táo bón 1
Bổ sung chất xơ để tăng tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón

Bệnh trĩ gây tình trạng mất máu mạn tính làm cho người bệnh bị thiếu máu.  Do đó, trong bữa ăn hàng ngày cũng cần bổ sung thêm các loại rau chứa nhiều sắt như: rau cần, vừng, mộc nhĩ đen,…

Thói quen đi cầu hàng ngày

Bạn nên hình thành thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng thức dậy và không được nhịn đại tiện vì đó là nguy cơ gây táo bón cao.

Đồng thời các thói quen xem điện thoại hay đọc sách báo khi đi đại tiện là thói quen không tốt, là nguy cơ có thể gây bệnh trĩ nên bạn cần phải từ bỏ.

Thói quen đi cầu hàng ngày 1
Tập thói quen đi cầu hàng ngày tránh nhịn đại tiện

Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Vùng trực tràng – hậu môn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn này sẽ gây ra các bệnh viêm tuyến mỡ dưới da, tuyến mồ hôi sinh ra các mụn nhọt, phù thũng gây kích thích vùng da hậu môn làm ảnh hưởng các búi trĩ ở xung quanh.

Vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trực tràng sẽ làm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, khiến cho việc phòng bệnh trĩ hiệu quả hơn.

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên sẽ giúp cho hoạt động của hệ tiêu hóa được cải thiện, dạ dày đường ruột tăng bài tiết và giúp cho máu trong cơ thể lưu thông. Từ đó, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên 1
Tập luyện thể dục nhằm giảm cân và phòng bệnh hiệu quả

Cotripro – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Đối với những bệnh nhân đang điều trị trĩ ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống và các thói quen khoa học thì cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ khác để tăng hiệu quả điều trị.

Cotripro - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả 1

Cotripro là sản phẩm gel bôi trĩ gồm các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên:

  • Cúc tần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn bảo vệ búi trĩ khỏi các tác nhân gây viêm.
  • Lá lốt, tinh chất nghệ: tiêu diệt vi khuẩn, làm hết sưng đau.
  • Sesquiterpen trong ngải cứu làm săn se búi trĩ nhờ tác dụng co mạch. Tác dụng này kết hợp với tác dụng làm tăng sức bền thành mạch của lá Sung giúp ngăn chặn thành mạch giãn ra quá mức, từ đó giúp ngăn ngừa trĩ tái phát.
  • Đặc biệt trong thành phần có chứa gel Polycrylate crosspolymer có tác dụng làm cho các dược chất được giải phóng nhanh và thấm sâu nên phát huy tác dụng hiệu quả hơn.

Với tác dụng của các thành phần như trên Cotripro là một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả , nó giúp làm giảm sưng viêm, nóng rát ở vùng hậu môn sau 3 – 5 ngày sử dụng.

Lời kết

Mặc dù đây là một bệnh lý hết sức tế nhị nhưng khi gặp các vấn đề này bạn cần đến gặp bác sỹ và nói rõ về những triệu chứng bạn gặp phải để bác sỹ có chẩn đoán đúng và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  • Bệnh học nội khoa – Đại học y Hà Nội: https://drive.google.com/file/d/185U-hCwuhLAGluvWWiaNPhe4VwILSHvM/view
  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics#1
Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bệnh trĩ có lây không? Bệnh lây qua đường nào?

Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng 50 – 65% so với các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng và thường gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả bệnh nhân vẫn đang băn khoăn rằng: Bệnh trĩ có lây lan không? Bệnh lây truyền qua đường nào? Vậy mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh trĩ là gì và được hình thành như thế nào?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, là bệnh phổ biến trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh hậu môn. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng nhưng những người có tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, lái xe hay những người có thói quen sinh hoạt không khoa học thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bình thường các đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn được gọi là búi trĩ, tùy vào vị trí ở bên trong hay ngoài hậu môn ta có trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó, các búi trĩ là trạng thái sinh lý của cơ thể.

Chức năng của các đám rối tĩnh mạch là vận chuyển máu từ hậu môn trực tràng về tim theo vòng tuần hoàn lớn và đồng thời nó là một lớp đệm giúp cho hậu môn khép kín. Tuy nhiên các búi trĩ này sẽ trở thành bệnh lý khi mà chúng bị giãn ra hoặc căng phồng quá mức gây ứ đọng máu.

Khi bị ứ đọng máu quá nhiều sẽ làm cho các tĩnh mạch xung quanh hậu môn căng phồng lên. Từ đó sẽ làm cho thành tĩnh mạch mỏng, làm giảm độ đàn hồi của tĩnh mạch. Do đó nếu bệnh nhân đi đại tiện phân cứng thì bệnh nhân sẽ phải rặn mạnh cứa vào các tĩnh mạch trĩ làm cho các tĩnh mạch bị vỡ ra gây chảy máu.

Bệnh trĩ là gì và được hình thành như thế nào? 1
Bệnh trĩ hình thành do tĩnh mạch quanh trực tràng giãn ra hoặc căng phồng quá mức gây ứ đọng máu

Dựa vào cách búi trĩ hình thành mà bệnh trĩ gồm có 3 loại:

  • Trĩ nội: là bệnh lý hay gặp hơn cả, được hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn phồng từ bên trong và được chia làm 4 cấp độ tương ứng với 4 giai đoạn tăng kích thước của búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: bệnh trĩ ngoại có biểu hiện rõ ràng ngay từ ban đầu nhưng gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt và dễ gây viêm nhiễm bởi vì búi trĩ xuất hiện ngay bên ngoài hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: là tình trạng kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại. Trên thực tế, có rất ít trường hợp mắc phải bệnh trĩ hỗn hợp từ ban đầu mà thường là biến chứng của bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại khi bệnh đã nặng dần.

Bệnh trĩ có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi nhưng bệnh trĩ không có khả năng lây lan.

Trong một gia đình thường gặp nhiều trường hợp bị bệnh trĩ nên mọi người thường nghĩ là bệnh có khả năng lây lan qua đường ăn uống nhưng điều đó chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

Mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mọi người trong gia đình giống nhau nên mới dẫn đến tình trạng trong một gia đình có nhiều người bị bệnh trĩ như vậy.

Vậy chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt như thế nào sẽ dẫn đến bệnh trĩ?

  • Ăn ít chất xơ, ít rau hoặc ít uống nước gây tình trạng táo bón, phân sống làm cho việc đi đại tiện khó khăn phải rặn nhiều.
  • Thói quen ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu (xem điện thoại, đọc sách báo,…).
  • Thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, hay ngồi xổm.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ như:

  • Tuổi cao: Do những người trên 50 tuổi hệ thống tiêu hóa kém, chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu. Hơn nữa các bệnh nhân ở lứa tuổi này vận động ít nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón và từ đó làm xuất hiện bệnh trĩ.
  • Béo phì, thừa cân, ít vận động: Người bị béo phì, thừa cân bị suy giảm hoạt động thể lực làm giảm lưu thông tuần hoàn gây tụ máu cục bộ hoặc làm cho mao mạch vùng hậu môn giãn to ra dẫn đến hiện tượng trĩ ngoại.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, khi thai nhi phát triển gây áp lực lên vùng chậu và vùng hậu môn, khiến cho các tĩnh mạch ở niêm mạc ống hậu môn bị giãn quá mức hình thành trĩ.

Như vậy bệnh trĩ không có khả năng lây lan và nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người. Do đó việc phòng tránh bệnh trĩ không quá khó khăn, chỉ cần bạn biết cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và khoa học.

Các biện pháp giúp phòng bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân nhưng nó gây ra những cảm giác khó chịu và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Nếu bệnh kéo dài lâu cũng sẽ gây ra một vài biến chứng nghiêm trọng như sa trực tràng, trĩ nghẹt, thiếu máu,…

Do đó việc phòng bệnh trĩ cũng đóng vau trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát ở những người đã từng mắc phải. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả:

Uống nhiều nước tốt cho việc phòng bệnh trĩ

Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày bởi vì nước giúp cho cơ thể bạn đào thải các chất cặn bã ra ngoài, phòng tránh được sự mất nước. Bạn có thể uống nước canh trong các bữa ăn thay cho nước lọc.

Ngoài ra, bạn cần  bổ sung thêm sữa chua hay sữa tươi do trong thành phần của chúng có chứa 75% protein và các chất cần thiết cho cơ thể khác như: lipid, đường, vitamin, các khoáng chất. Protein trong sữa có acid amin cân đối và độ đồng hóa cao có tác dụng nhuận tràng tốt giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Uống nhiều nước tốt cho việc phòng bệnh trĩ 1
Uống đủ nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn

Tuy nhiên, bạn cần tránh dùng các đồ uống có cồn, cafein,có gas thay thế cho nước lọc bởi vì các loại này làm nóng trong người dễ gây táo bón làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao.

Chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ để tăng nhuận tràng tránh táo bón

Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, vitamin có tác dụng nhuận tràng tốt.

Các loại rau có tính nhuận tràng tốt như: rau lang, rau đay, rau mồng tơi, rau dền hoặc các loại quả như quả chuối, dưa hấu hay khoai lang. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày của người bị trĩ cần thiết phải bổ sung các loại thực phẩm này để tránh nguy cơ làm bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ bạn không nên  uống nhiều rượu, bia và không ăn nhiều các loại gia vị cay như: ớt, tiêu,…

Chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ để tăng nhuận tràng tránh táo bón 1
Bổ sung chất xơ để tăng tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón

Bệnh trĩ gây tình trạng mất máu mạn tính làm cho người bệnh bị thiếu máu.  Do đó, trong bữa ăn hàng ngày cũng cần bổ sung thêm các loại rau chứa nhiều sắt như: rau cần, vừng, mộc nhĩ đen,…

Thói quen đi cầu hàng ngày

Bạn nên hình thành thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng thức dậy và không được nhịn đại tiện vì đó là nguy cơ gây táo bón cao.

Đồng thời các thói quen xem điện thoại hay đọc sách báo khi đi đại tiện là thói quen không tốt, là nguy cơ có thể gây bệnh trĩ nên bạn cần phải từ bỏ.

Thói quen đi cầu hàng ngày 1
Tập thói quen đi cầu hàng ngày tránh nhịn đại tiện

Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Vùng trực tràng – hậu môn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn này sẽ gây ra các bệnh viêm tuyến mỡ dưới da, tuyến mồ hôi sinh ra các mụn nhọt, phù thũng gây kích thích vùng da hậu môn làm ảnh hưởng các búi trĩ ở xung quanh.

Vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trực tràng sẽ làm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, khiến cho việc phòng bệnh trĩ hiệu quả hơn.

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên sẽ giúp cho hoạt động của hệ tiêu hóa được cải thiện, dạ dày đường ruột tăng bài tiết và giúp cho máu trong cơ thể lưu thông. Từ đó, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên 1
Tập luyện thể dục nhằm giảm cân và phòng bệnh hiệu quả

Cotripro – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Đối với những bệnh nhân đang điều trị trĩ ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống và các thói quen khoa học thì cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ khác để tăng hiệu quả điều trị.

Cotripro - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả 1

Cotripro là sản phẩm gel bôi trĩ gồm các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên:

  • Cúc tần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn bảo vệ búi trĩ khỏi các tác nhân gây viêm.
  • Lá lốt, tinh chất nghệ: tiêu diệt vi khuẩn, làm hết sưng đau.
  • Sesquiterpen trong ngải cứu làm săn se búi trĩ nhờ tác dụng co mạch. Tác dụng này kết hợp với tác dụng làm tăng sức bền thành mạch của lá Sung giúp ngăn chặn thành mạch giãn ra quá mức, từ đó giúp ngăn ngừa trĩ tái phát.
  • Đặc biệt trong thành phần có chứa gel Polycrylate crosspolymer có tác dụng làm cho các dược chất được giải phóng nhanh và thấm sâu nên phát huy tác dụng hiệu quả hơn.

Với tác dụng của các thành phần như trên Cotripro là một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả , nó giúp làm giảm sưng viêm, nóng rát ở vùng hậu môn sau 3 – 5 ngày sử dụng.

Lời kết

Mặc dù đây là một bệnh lý hết sức tế nhị nhưng khi gặp các vấn đề này bạn cần đến gặp bác sỹ và nói rõ về những triệu chứng bạn gặp phải để bác sỹ có chẩn đoán đúng và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  • Bệnh học nội khoa – Đại học y Hà Nội: https://drive.google.com/file/d/185U-hCwuhLAGluvWWiaNPhe4VwILSHvM/view
  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-hemorrhoids-basics#1
Cập nhật lúc: 18/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...